TUỔI THỌ CỦA ĐÈN LED LÀ BAO LÂU?
TUỔI THỌ CỦA ĐÈN LED LÀ BAO LÂU?
Như Bạn đã biết, ánh sáng LED ngày càng trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Đèn LED đang dần thay thế các loại đèn truyền thống trên thị trường. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do đèn LED có khả năng tiết kiệm điện hơn gấp nhiều lần so với các dòng đèn truyền thống, giúp mọi người tiết kiệm được một khoản hóa đơn tiền điện đáng kể. Hơn nữa, các vật liệu sản xuất đèn LED không độc hại và tốt cho môi trường. Tuy nhiên, một trong những tính năng nổi bật mà đèn LED được ưa chuộng hơn cả chính là tuổi thọ của đèn LED cao hơn nhiều lần so với các loại đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang thông thường.
Bạn có thể thấy nhiều nhà sản xuất đưa ra những thông số táo bạo của đèn LED là “tuổi thọ 50.000h”. Hầu hết nhiều người sẽ dựa vào thông số này để tính toán và đầu tư vào những bóng đèn này. Tuy nhiên, Bạn đã bao giờ dừng lại để tự hỏi liệu chúng thật sự có tuổi thọ cao như vậy hay không? Nếu vậy, thì hôm nay EUROSUPER sẽ cùng Bạn đi giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau.
- Hiểu về tuổi thọ của đèn LED.
Để hiểu họ lấy 50.000h hoặc 10 năm tuổi thọ từ đâu thì Bạn nên hiểu về cách họ tính toán những con số đó.
Đèn LED kéo dài bao lâu (hay thường được gọi là tuổi thọ của đèn LED) thường dựa trên các giả định của nhà sản xuất, và các giả định đó dựa trên việc sử dụng ánh sáng hàng ngỳ của Bạn. Ví dụ, trong trường hợp bóng đèn LED có tuổi thọ 10 năm, nó thường dựa vào việc Bạn chỉ sử dụng đèn LED 3 giờ mỗi ngày, điều này có thể đúng hoặc gần đúng nhất với các trường hợp không ở nhà thường xuyên. Còn đối với các trường hợp khác thì nó sẽ không chính xác. Nếu lấy ví dụ khác về bóng đèn có tuổi thọ 50.00h. Trong trường hợp chúng được sử dụng hàng ngày, và một ngày thắp đèn 24h thì chúng sẽ có tuổ thọ khoảng 6 năm. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn chỉ thắp đèn khoảng 16 giờ thì nó sẽ có tuổi thọ khoảng 8,5 năm. Nếu Bạn muốn đèn LED có tuổi thọ cao hơn nữa thì Bạn chỉ nên sử dụng nó khoảng 4 tiếng vào buổi tối mỗi ngày.
- Tuổi thọ của đèn LED được đo như thế nào?
Một trong những điều quan trọng trong việc xác định tuổi thọ của đèn LED là cách chúng được đo lường.
Tuổi thọ của bóng đèn sợi đốt truyền thống được tính toán khá đơn giản. Nó là khoảng thời gian để 50% số bóng đèn được lấy mẫu thử nghiệm bị hỏng hoàn toàn ( trung bình khoảng 1.000 giờ). Mặt khác, tuổi thọ của đèn LED lại được đo theo cách khác. Bởi vì đèn LED hiếm khi hỏng hoàn toàn như bóng đèn truyền thống. Độ sáng của chúng sẽ mờ dần theo thời gian.
Vì vậy, tuổi thọ của đèn LED cần phải được tính theo một cách phức tạp hơn. Các nhà sản xuất thường xác định nó là thời điểm mà độ sáng bị suy giảm chỉ còn 70% sản lượng ban đầu. Phép đo này thường được biểu thị bằng B50-L70, viết tắt của thời gian mà 50% bóng đèn LED được thử nghiệm đạt độ suy giảm ánh sáng chỉ còn 70% trong điều kiện lý tưởng, và công suất định mức.
Tuy nhiên, không giống như các bóng đèn truyền thống chỉ có thời lượng tối đa là 1000 giờ, đèn LED B50-L70 kết thúc ở bất kỳ đâu trong khoảng thời gian 10.000-50.000 giờ.
- Tuổi thọ của đèn LED có cao không, có đáng để đầu tư vào đèn LED không.
Câu hỏi đèn LED có tuổi thọ bao lâu? Là một câu hỏi khó và không có đáp án chính xác.
Tuổi thọ của đèn LED phụ thuộc vào một số yếu tố chính như linh kiện sản xuất đèn, môi trường xung quanh…, nhưng nói chung, phạm vi trong khoảng 10.000-50.000 giờ.
Về cơ bản thì đèn LED vẫn có tuổi thọ cao hơn các loại đèn khác. Chúng có thể có tuổi thọ gấp 50 lần so với bóng đèn sợi đốt và tuổi thọ cao gấp 10 lần so với đèn huỳnh quang thông thường. Mặc dù vậy, đèn LED có thể không kéo dài được tuổi thọ chính xác như nhiều nhà sản xuất đã đưa ra. Tuy nhiên, khi chúng ta đã hiểu về thông số tuổi thọ của nó thì đèn LED vẫn là một khoản đầu tư đáng giá. Đèn LED có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các dòng đèn truyền thống, nhưng về lâu dài nó sẽ giúp Bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Hàng ngày chúng sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn, hóa đơn tiền điện của Bạn sẽ được giảm đi đáng kể. Hơn nữa với tuổi thọ cao hơn điều đó có nghĩa là Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ việc thay thế, bảo dưỡng.